Kỹ thuật và tư duy góp phần để tạo nên một người chơi guitar chuyên nghiệp
12 May, 2018
Sau nhiều năm trải nghiệm, biểu diễn và học hỏi, Hiển rút ra một số những suy ngẫm, kinh nghiệm từ cá nhân và xin chia sẻ với các bạn thực sự yêu thích bộ môn này.
– Một trong những khó khăn lớn nhất của guitar cổ điển là kết hợp được tay trái và tay phải, thông thường những người chơi guitar thấy vất vả với tay phải hơn là tay trái. Sự thả lỏng tuyệt đối là một trong những điều phải hướng tới đầu tiên, tay phải cần nhẹ như 1 từ giấy. Tốc độ tay nên dc chúng ta cải thiện một cách triệt để. Lý do là: tốc độ của bàn tay trái nhanh gấp 2 tay phải. Ví dụ khi chỉ chơi mỗi tay trái để chạy gam cromatic sẽ thấy nhanh hơn rất nhiều khi đưa thêm tay phải vào kết hợp, tốc độ tự nhiên ko nhanh dc như khi chơi 1 tay trái. Làm thế nào để phát huy tối đa tốc độ tay phải, tôi xin chia sẻ một vài kinh nghiệm ở dịp khác.
– Hơi thở trong âm nhạc cũng là vấn đề rất cần có của một người chơi guitar.
Khi còn theo học trong trường nghệ thuật, tôi được học kỹ môn này và thường xuyên nghe cô giáo giải thích thế nào là những làn sóng giai điệu, thế nào là 1 câu nhạc, một đoạn… Ta hiểu nôm na hơi thở ở đây là cách hát, cách thả hơi cho 1 làn sóng giai điệu. Ví dụ vào bài “serenade” – Schubert, ta có làn sóng đầu tiên là mi fa mi la, làn sóng thứ 2: mi re mi re la, làn sóng thứ 3: re mi, làn sóng thứ 4: re re do si do… Đa phần mọi người khi chơi sẽ không bao giờ nghĩ tới điều này, sẽ chơi đủ ngần đó nôt và thêm một yếu tố là đúng nhịp. Cần rạch ròi ra 4 làn sóng trên và mỗi làn sóng chúng ta đưa 1 hơi thở gồm đủ các nôt nhạc đó vào, giống như 1 hình sin. Hiểu như thế nhưng chúng ta nên tự hát và tập hát các làn sóng đó, ngay đến cách thả hơi ra cũng cần làm được vì khi áp dụng vào đàn sẽ khó hơn. Tôi nhấn mạnh lại một lần nữa là 1 làn sóng khi hát thì chỉ 1 hơi thả ra là fai đủ hết các nôt nhạc đó. Nếu ko có hơi thở trong từng câu nhạc, sự ề à sẽ hiện rõ, thiếu mạch lạc và nặng nề.
– Chơi guitar khó hơn piano hay violin ở một điểm chính là tách bè.
Trước nhất chúng ta cần tìm ra được sự chuyển đông của bè chính và bè đệm. Chúng ta sẽ hát bè chính, hát kỹ để tìm ra điểm xuất phát và kết thúc của từng làn sóng giai điệu. Khi chơi, tất nhiên ai cũng biết cần phải nổi rõ dc bè giai điệu nhưng xin ý thức mọi người một chút là làm dc điều đó rất khó và thậm chí có những bài, những đoạn ta ko tìm ra được đâu là bè chính để nổi rõ lên nữa. Nhưng nếu đã thực sự tìm ra được thì một cách tốt nhất để tách bè là hát hoặc chỉ nghĩ đến mỗi bè giai điệu, điều đó giúp ra 1 hiệu quả ngay lập tức là các bè đệm tự nhiên sẽ song hành rất đúng mực để tôn bè giai điệu, đồng thời tay phải của ta sẽ thả lỏng hơn dc rất nhiều.
– Tiết tấu là phần không thể thiếu trong âm nhạc, nó như xương sống của âm nhạc, hay có thể coi là bố cục trong âm nhạc.
Đa phần ai cũng sẽ chú trọng nhịp phách khi chơi bất cứ 1 bản nhạc nào, tuy nhiên tiết tấu chúng ta hiểu ở đây ko chỉ đơn thuần là nhịp phách đều đều, nếu mọi người tưng nghe “Âm hình tiết tấu” chắc sẽ hiểu ý phần nào hơn. Đó là 1 motip được lặp đi lặp lại trong bài, đôi khi chỉ có 1 âm hình, đôi khi có thay đổi. Có những điểm nhấn riêng trong từng âm hình tiết tấu, nếu ta ko chú trọng và chỉ chơi đều đều thì bản nhạc sẽ thiếu bố cục và bị ẽo ợt. Nói nôm na thế này, ta hình dung như chơi đàn để cho người khác nhảy dễ dàng vì trong mỗi điệu nhảy sẽ có tiết tấu, có điểm nhấn riêng, ví dụ: rumba, chacha, hay valse… nếu ko chơi đúng tiết tấu và điểm nhấn, người nhảy sẽ ko nhảy dc. Nếu mọi người thử chơi đàn và cảm thấy cơ thể mình giậm giật theo nhịp, tự nhiên sẽ thấy sự sống động và có hồn hơn, thoải mái hơn. Mấu chốt của vấn đề là đi tìm những âm hình tiết tấu có trong mỗi bản nhạc (tất nhiên ko fai tất cả vì có nhiều bài ta có thể chơi tự do vì tính giai điệu nổi trội).
– Còn tỉ tỉ nhiều kỹ thuật khac nữa mà tôi ko nắm được, đây chỉ là một số căn bản mà tôi nghĩ mọi người nên tham khảo qua. Mỗi một người chơi đều có tính cách riêng, kiến thức là của chung và người nọ tiếp nhận từ người kia. Cùng 1 đẳng cấp và vốn hiểu biết nhưng 2 người chơi đàn sẽ đưa ra 2 sản phẩm âm nhạc khác nhau, hai phong cách khác nhau phụ thuộc vào vốn sống, cá tính từng người. Có những nghệ sĩ nổi danh, tiếng đàn điêu luyện nhưng tôi ko thích nghe vì có lẽ cuộc đời họ luôn bằng phẳng nên âm thanh thiếu sự dạn dĩ và trắc trở, thiếu nỗi niềm suy tư. Có những nghệ sĩ chơi có hồn nhưng lại thiếu đi sự tinh tế nên cũng làm người nghe mệt. Chính vì thế, ta cần hài hoà giữa nhiều yếu tố: Kỹ thuật, cảm xúc và sự tinh tế, cộng với vốn sống ở đời cùng thế giới quan mà ta xây dựng nên từ khi còn thơ ấu cho đến khi ta trưởng thành.